Giáp xác Hệ_động_vật_Việt_Nam

Ở vùng biển, giáp xác có 1.640 loài, quan trọng nhất là các loài trong họ Tôm he, tôm hùm, cua biển với khả năng khai thác 50.000-60.000 tấn/năm. Ở vùng nước nội địa có 55 loài giáp xác[8]. Còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùmtôm mũ ni, cua, ghẹ[53].

Tôm, tép

Tôm đồng

Các loài tôm đang được bày bán ở chợ Sài Gòn

Có 03 loài tôm nước ngọt có giá trị kinh tế của Việt Nam

Tôm biển

Tôm nước mặn hay còn gọi là tôm biển, tôm bể gồm các loại tôm có nhiều kích cỡ và nhiều trong số chúng có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Chẳng hạn như:

Một đàn tôm biển tại Thủy cung Đầm Sen
  • Tôm sú (Penaeus monodon): Nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh mẽ từ Bắc tới Nam, với trên 600.000 ha diện tích nuôi, sản lượng tôm sú mỗi năm đạt trên 300.000 tấn.
  • Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei): nuôi tôm thẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh một phần không nhỏ thị trường xuất khẩu.

Tôm hùm ở Việt Nam phân bố tự nhiên và được nuôi nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Mùa khai thác con giống chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4, 5 năm sau.. Ở Việt Nam có 7 loài tôm hùm hay chính xác là tôm rồng (Panulirus.spp) gồm:

Danh sách

Danh sách phân chia theo nhóm:

Tôm khô của Việt NamTôm khô ở Bạc LiêuCác loại tôm khô ở Cát BàTôm khô tại chợ Đồng Xuân, Hà NộiTôm trong món búm mắm Sóc TrăngMón tôm Việt Nam

Danh sách các loài tôm (chia theo loài)

Các loài Tôm, cua sống ở tầng đáy:

Cua

Cúm núm ở vùng Mũi Né, Việt Nam
Ghẹ
Ghẹ chấm ở Việt Nam
Ghẹ xanh ở Việt Nam là món ăn khá thông dụng
Cù kìCua lửa ở Đông Hà

Cua, ghẹ, còng, cáy, rạm, vọp, ba khía là những động vật giáp xác quen thuộc ở Việt Nam, trong đó cua, ghẹ là những hải sản có giá trị về thực phẩm và xuất khẩu và có nhiều loài là đặc sản. Các loài cua có ghi nhận ở Việt Nam là:

Những con ba khía đang làm mắm ở Việt Nam

Các loài:

Các loài cua sống ở tầng đáy:

Cua đồng

Về cua nước ngọt, ở Việt Nam có loài cua đồng thường dùng để chỉ chung cho những loài cua nước ngọt sống trong môi trường đồng ruộng và thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne-Edwards thuộc họ Parathelphusidae.[73] Ngoài ra, ở Việt Nam phổ biến có hai loài Scylla paramamosain (cua sen) và loài Scylla olivacea (cua lửa). Cua xanh hay cua bùn Scylla serrata Phân bố khắp các vùng biển và trong các ao, đầm nước lợ. Cua bùn Scylla paramamosain khắp vùng biển Việt Nam, nhiều nhất là vùng biển miền Trung và Nam Bộ.

Cua bể

Ghẹ ở vùng ven biển Hậu Lộc, Thanh Hóa

Về cua biển hay còn gọi là cua bể, Có thể phân chia thành 03 loại cua biển gồm: cua gạch, cua thịt, cua nước. Cua gạch và cua thịt đều rất ngon và bổ dưỡng[74]. Về ghẹ, ghẹ biển có nhiều loại như ghẹ hoa, ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, nhưng ghẹ xanh được đánh giá là có giá trị hơn cả do thịt của nó ngọt như cua xanh Đại Tây Dương, ghẹ biển xanh là loại ghẹ ngon nhất, nhiều người cho rằng ăn ghẹ biển xanh ngon hơn cả cua vì độ ngọt mà thanh mát của thịt ghẹ xanh. So với những loại ghẹ khác thì ghẹ xanh có kích thước lớn hơn, Ghẹ biển đỏ so với Ghẹ biển xanh thì chất lượng kém hơn. Món cua, ghẹ ngon bổ thường có mặt trong thực đơn đãi khách, bữa ăn tươi, tiệc và giá cá có nhiều loại[75] Ngoài ra còn có các loại của biển cỡ nhỏ khác cũng khá phổ biến là còng hay còn gọi là dã tràng, và loài Cáy là loại cua biển nhỏ sống ở vùng duyên hải.

Trong các loài cua biển ở Việt Nam, bên cạnh những loài cua ăn được còn có những loại cua biển có chứa độc tố, gây ngộ độc chết người hoặc chịu những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thần kinh và sức khỏe.

  • Cua đá biển là một loài cua đất lớn thuộc chi Gecarcoidea chúng là loại cua có chứa độc tố, đó, có vỏ màu tím sậm, chân dài và càng ngắn. Nó là loài động vật ăn đêm, ban ngày trú ẩn trong các hang đào. Cua đá biển khi chín thì chuyển sang màu gạch.
  • Cua mặt quỷ là loại cua có độc phổ biển ở vùng biển Việt Nam. Những người ăn nhầm cua mặt quỷ có thể bị ngộ độc thần kinh. Độc tố trong cua mặt quỷ chủ yếu là saxitonin, nằm ở thịt, trứng cua, nhiều nhất là thịt càng và chân cua. Cua mặt quỷ có ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vùng triều thấp.
  • Cua hạt đây cũng là loại cua chứa chất độc nguy hiểm như cua mặt quỷ. Loại cua này có vỏ đầu ngực có dạng nửa vòng tròn, dài nhất khoảng 30mm, rộng nhất khoảng 40mm, được phủ kín bởi các u lồi dạng hạt. Cua sống thì có màu xanh lá cây đậm hơi vàng, đôi khi màu nâu vàng hoặc hơi đỏ tía. Đốt ngón các chân kìm có màu đen. Loại cua hạt thường được tìm thấy trên rạn san hô sống, ở độ sâu khoảng 3m, tại Hòn Tầm, Nha Trang.[76]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_vật_Việt_Nam http://www.doisongphapluat.com/can-biet/giao-duc-h... http://www.triciaswaterdragon.com/vietnam.htm http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/3-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/4-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/chong-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/oc-vu-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/so-co-... http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_... http://vncreatures.net/all_events/new_60.php http://vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=2006&tenloa...